CAP MENTOR

Hơn 90% sinh viên tốt nghiệp ngành Marketing và Truyền thông gặp khó khăn trong việc định hướng sự nghiệp

Mỗi năm, có hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp ngành Marketing và Truyền thông, nhưng không phải ai cũng tìm được lộ trình đúng đắn trong thế giới Agency Quảng Cáo – một trong những lĩnh vực được săn đón nhất. Vậy điều gì làm nên sự khác biệt giữa những người thành công và những người mãi loay hoay?

Đó là sự định hướng đúng đắn và cơ hội thực chiến từ sớm. Hơn 90% sinh viên bước vào ngành gặp khó khăn trong việc chọn vị trí phù hợp hoặc thậm chí không biết bắt đầu từ đâu. Liệu bạn có đang rơi vào nhóm này?

Khóa học The Agency chính là giải pháp bạn cần!

Không chỉ cung cấp lý thuyết, The Agency được thiết kế để đưa bạn vào môi trường thực tế, với 4 vị trí chủ chốt trong Agency: Account, Planner, Creative, và Digital Marketing. Bạn sẽ không còn băn khoăn trước vô vàn lựa chọn mơ hồ, mà được hướng dẫn bởi các mentor cấp cao từ các Agency lớn, giúp bạn vạch ra lộ trình cụ thể, cá nhân hóa cho chính mình.

Bước đệm vững chắc để xác định lộ trình của bạn trong thế giới Agency Quảng Cáo

– Xác định một công việc tối ưu nhất cho riêng bạn tại Agency Quảng Cáo

– Đồng hành cùng 05 mentors là quản lý cấp cao từ các Agency lớn, công ty hàng đầu Việt Nam

– Sở hữu 4 lộ trình phát triển tại 4 vị trí chủ lực trong Agency Quảng Cáo và 1 lộ trình phát triển chi tiết

– Giáo trình bài bản, ứng dụng thực tế tại doanh nghiệp

Cam kết bảo mật thông tin

Khi tham gia khóa học, bạn đồng ý rằng các nội dung trong khóa học là tài sản trí tuệ của CAP Mentor. Việc chia sẻ tài liệu ra ngoài phạm vi lớp học là xâm phạm quyền sỡ hữu trí tuệ và có thể phải chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật theo điều 225, 226 bộ luật hình sự. 

Đăng kí tư vấn khóa học

Khi tham gia khóa học, bạn đồng ý rằng các nội dung trong khóa học là tài sản trí tuệ của CAP Mentor. Việc chia sẻ tài liệu ra ngoài phạm vi lớp học là xâm phạm quyền sỡ hữu trí tuệ và có thể phải chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật theo điều 225, 226 bộ luật hình sự. 

Sau khóa học bạn nhận được gì

Nắm vững tư duy Marketing

Hiểu rõ khái niệm, vai trò và cách ngành Marketing Communication vận hành từ góc nhìn của Client và Agency mà bất kỳ marketers nào cũng phải biết. 

Bạn sẽ nắm bắt được các vị trí công việc cơ bản và những tố chất cần thiết của một Marketer thực thụ. 

Hệ thống kiến thức là nền móng bài bản để bạn dễ dàng tiếp cận, hiểu về 04 vị trí chuyên sâu. 

Lộ trình phát triển cá nhân

Sau mỗi vị trí, 04 mentors sẽ đích thân xây dựng một lộ trình phát triển phù hợp với tiềm năng của bạn. Bạn sẽ hiểu rõ quy trình phỏng vấn, nắm bắt những câu hỏi thường gặp và biết cách trả lời khéo léo, phù hợp với từng tình huống cụ thể.

Từ 04 lộ trình này cùng sự quan sát của trợ giảng suốt buổi học, mentor định hướng sẽ cùng bạn vẽ ra lộ trình phù hợp nhất với bản thân.

Thực hành, thực tế, đồng hành

Xuyên suốt khoá học là hệ thống bài tập bao gồm các mảng kiến thức để bạn hiểu rõ từng vị trí: Nghiên cứu thị trường, đối thủ, định vị thương hiệu, phỏng vấn định tính, lập kế hoạch truyền thông thương hiệu,..

Sau khi khóa học kết thúc, mỗi tháng bạn sẽ được gặp gỡ và học hỏi từ những mentor giàu kinh nghiệm qua các buổi coffee- talk chuyên sâu. Giúp bạn cập nhật kiến thức và mở rộng mạng lưới quan hệ trong ngành. Đây là một điều quý giá mà sinh viên hay người đi làm nên xây dựng 

Khóa học phù hợp với ai

Sinh viên yêu thích ngành Marketing & truyền thông

Bạn đang tìm hiểu kiến thức thực tế về cách hoạt động của các Agency và muốn chuẩn bị cho sự nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Người mới chuyển ngành

Mong muốn hệ thống hóa kiến thức và tìm cơ hội thực tập thực tế trong các Agency hàng đầu.

Sinh viên các trường năm 3 năm 4

Cần xác định công việc mục tiêu trong ngành quảng cáo để dễ dàng chinh phục sau khi ra trường. 

Nội dung chi tiết khóa học

Buổi 1: Tổng quan

Buổi học đầu tiên trong khóa học The Agency được thiết kế nhằm cung cấp nền tảng vững chắc cho học viên về vai trò và công việc của một Marketer trong các mô hình tổ chức khác nhau (Client-side, Agency-side, hoặc In-house teams). Nội dung buổi học bao gồm:

  1. Tổng quan công việc của một Marketer

    • Tìm hiểu cấu trúc tổ chức và vai trò của Marketer trong các mô hình Client, Agency và In-house.
    • Phân tích sự khác biệt trong quy trình vận hành và yêu cầu công việc của từng môi trường.
  2. Marketing Fundamentals

    • Thành thạo các thuật ngữ chuyên ngành như IMC, Customer Journey, Touchpoints…
    • Hiểu và áp dụng các framework quan trọng như IMC planning process, 4C, 7P, STP (Segmentation, Targeting, Positioning).
    • Thực hành xây dựng kế hoạch truyền thông tích hợp và hiểu 06 bước làm IMC Plan (Integrated Marketing Communications – IMC) theo quy trình chuẩn.
  3. Market Analysis và Brand Strategy

    • Phân khúc thị trường (Market Segmentation): Xác định nhóm khách hàng tiềm năng dựa trên các tiêu chí demographic, psychographic, geographic, behavioral.
    • Nhắm chọn mục tiêu (Targeting): Lựa chọn phân khúc trọng tâm dựa trên Marketing segmentation.
    • Định vị thương hiệu (Brand Positioning): Xây dựng định vị khác biệt thông qua brand values, unique selling propositions (USP).
  4. Planning and Measurement

    • Thiết lập mục tiêu truyền thông (Communication Objectives) dựa trên mô hình SMART (Specific, Measurable, Achievable, Relevant, Time-bound).
    • Lập kế hoạch đo lường hiệu quả chiến dịch (Measurement Metrics) bằng cách sử dụng các chỉ số như Reach, Engagement, Conversion, Sales Lift.

Buổi 2: Tổng quan về ngành Marcom và vai trò của Account

1. Tổng quan ngành Marcom

  • Phân tích bức tranh thị trường Marcom từ góc nhìn chiến lược: xu hướng hiện tại (trends), cơ hội (opportunities), và thách thức (challenges).
  • Định vị ngành Marcom trong hệ sinh thái kinh doanh: sự tương tác giữa Client, Agency, và Media.

2. Giới thiệu mô hình Agency

  • Phân loại Agency (Creative, Media, Digital, PR), vai trò và giá trị tạo ra cho khách hàng (value proposition).
  • Tổng quan cấu trúc tổ chức: các bộ phận chính (Account, Creative, Planning, Digital) và mối quan hệ nội bộ.

3. Vai trò của Account trong Agency

  • Xác định vai trò của Account.
  • Minh họa hành trình nghề nghiệp của mentor: cách xác định đam mê (career interest), định vị bản thân (personal positioning), và đưa ra quyết định gia nhập ngành Account.

Buổi 3: Tìm hiểu sâu về vị trí Account trong Agency

1. Công việc thực tế của một Account

  • Quy trình làm việc hằng ngày:
    • Tiếp nhận và phân tích brief từ khách hàng.
    • Quản lý timeline và ngân sách (budget and timeline management).
    • Điều phối nội bộ và giao tiếp với khách hàng (client servicing).

2. Các phòng ban phối hợp với Account

  • Làm việc chặt chẽ với các bộ phận: Creative Team, Strategic Planning, Digital, và Production.
  • Vai trò của Account trong việc kết nối (coordination) và duy trì workflow.

3. Các thách thức thường gặp

  • Quản lý kỳ vọng khách hàng (expectation management).
  • Xử lý các tình huống phát sinh: scope creep, last-minute changes, miscommunication.
  • Duy trì động lực và sự sáng tạo trong các chiến dịch dài hạn.

4. Kỹ năng cần thiết cho Account

  • Phần cứng (Hard Skills): Kỹ năng lập kế hoạch (project planning), phân tích dữ liệu (data analytics), viết báo cáo (reporting).
  • Phần mềm (Soft Skills): Giao tiếp hiệu quả (effective communication), quản lý xung đột (conflict resolution), và tư duy chiến lược (strategic thinking).

5. Case Study thực tế

  • Giới thiệu và phân tích một dự án thực tế mà Account đã tham gia, từ nhận brief đến triển khai.
  • Rút ra bài học từ thành công hoặc thất bại (key takeaways).

Buổi 4: Định hướng và phát triển nghề nghiệp Account

1. Kỹ năng cần thiết để phát triển sự nghiệp

  • Xây dựng Career Toolkit: các bí quyết quản lý công việc, xây dựng mối quan hệ (networking), và phát triển năng lực lãnh đạo (leadership skills).
  • Thực hành các công cụ hỗ trợ

2. Định hướng nghề nghiệp cho Account

  • Phát triển chiều ngang (lateral growth): mở rộng chuyên môn qua các ngành dọc như PR, Digital, hoặc Planning.
  • Phát triển chiều dọc (vertical growth): từ Junior Account lên Senior Account, Account Manager, và cuối cùng là Account Director.

3. Truyền cảm hứng nghề nghiệp

  • Mentor chia sẻ hành trình làm nghề: những thử thách lớn nhất, khoảnh khắc đáng nhớ (milestone moments), và động lực giữ lửa với nghề (passion for the role).
  • Tìm hiểu yếu tố “thôi miên” khiến nghề Account trở nên hấp dẫn: sự sáng tạo, cơ hội học hỏi liên ngành, và giá trị tạo ra cho khách hàng.

Buổi 1: Giới thiệu tổng quan về nghề Planner

1. Hành trình nghề nghiệp của Planner

  • Chia sẻ hành trình khám phá đam mê (career discovery) và định vị bản thân (personal positioning) để trở thành một Strategic Planner.
  • Vai trò của curiosity (tò mò), insight mining (khai thác insight), và critical thinking (tư duy phản biện) trong việc định hình sự nghiệp.

2. Phạm vi công việc của Planner trong các lĩnh vực khác nhau

  • Phân biệt đặc thù công việc Planner trong các loại hình Agency:
    • Creative Agency: tập trung vào ý tưởng lớn (big idea) và chiến lược sáng tạo.
    • Media Agency: chuyên về phân tích dữ liệu và lập kế hoạch truyền thông (media planning).
    • Digital Agency: khai thác hành vi người dùng trên nền tảng số (digital user behavior).
  • Sự khác biệt trong yêu cầu công việc giữa các ngành như FMCG, Retail, Tech, hoặc Luxury.

Buổi 2: Tìm hiểu sâu về vị trí Planner trong Agency

1. Vai trò của Planner trong hệ sinh thái Agency

  • Định nghĩa Planner là “kiến trúc sư chiến lược” (strategic architect): cầu nối giữa Client, Creative Team, và thị trường.
  • Nhiệm vụ chính: phát hiện consumer insights, định hình chiến lược (strategy formulation), và đảm bảo sự liên kết xuyên suốt (brand alignment).

2. Công việc thực tế của một Planner

  • Quy trình làm việc hằng ngày:
    • Khai thác và phân tích dữ liệu thị trường (market research and analysis).
    • Phát triển bản đồ hành trình khách hàng (customer journey mapping).
    • Viết creative brief để định hướng đội ngũ sáng tạo.

3. Mối quan hệ với các phòng ban khác

  • Làm việc chặt chẽ với các bộ phận: Account Management, Creative, Media Planning, và Production.
  • Vai trò của Planner trong việc gắn kết chiến lược và ý tưởng sáng tạo (strategy-creative alignment).

4. Thách thức trong nghề Planner

  • Xử lý thông tin phức tạp và lọc ra những key insights.
  • Đối mặt với áp lực từ thời gian (tight deadlines) và kỳ vọng từ khách hàng (client expectations).
  • Giữ sự cân bằng giữa tư duy sáng tạo và logic chiến lược (creative vs. strategic balance).

5. Kiến thức và kỹ năng cần có

  • Phần cứng (Hard Skills):
    • Phân tích dữ liệu thị trường (data analysis).
    • Sử dụng các công cụ nghiên cứu như Google Analytics, Tableau, Qualtrics.
    • Phát triển và trình bày chiến lược (strategy development and presentation).
  • Phần mềm (Soft Skills):
    • Tư duy phản biện (critical thinking).
    • Kỹ năng giao tiếp (effective communication).
    • Sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề (creative problem-solving).

6. Case Study thực tế

  • Phân tích một dự án chiến lược từ giai đoạn nghiên cứu đến triển khai (end-to-end strategy development).
  • Học viên thảo luận và rút ra bài học ứng dụng.

Buổi 3: Định hướng và phát triển sự nghiệp cho Planner

1. Kỹ năng cần thiết để thành công trong nghề

  • Xây dựng toolkit cá nhân: công cụ quản lý thời gian (time management tools), phương pháp tổ chức ý tưởng (mind mapping tools), và cẩm nang sáng tạo chiến lược.
  • Các bí quyết nâng cao hiệu suất: học cách ask the right questions (đặt câu hỏi đúng) và phát triển empathetic understanding (sự thấu cảm).

2. Định hướng phát triển sự nghiệp

  • Chiều ngang (Lateral Growth): Mở rộng sang các vai trò khác như Account Planner, Media Strategist, hoặc Brand Consultant.
  • Chiều dọc (Vertical Growth): Từ Junior Planner đến Senior Planner, Planning Director, hoặc Chief Strategy Officer (CSO).

3. Truyền cảm hứng và yếu tố “thôi miên” trong nghề

  • Mentor chia sẻ những câu chuyện đáng nhớ trong nghề: từ việc tìm thấy breakthrough insights đến những chiến dịch tạo dấu ấn thị trường.
  • Yếu tố “thôi miên” của nghề Planner: cơ hội khai phá tiềm năng sáng tạo, tác động đến hành vi tiêu dùng, và khả năng tạo sự khác biệt cho thương hiệu.

Buổi 1: Tổng quan về nghề Creative

1. Hành trình nghề nghiệp của Creative

  • Mentor chia sẻ câu chuyện khám phá đam mê sáng tạo (creative passion) và quá trình định vị bản thân (personal positioning) để trở thành một Creative.
  • Vai trò của sự tò mò (curiosity), khả năng quan sát (observational skills), và tư duy sáng tạo (creative thinking) trong việc tìm ra định hướng.

2. Phạm vi công việc của Creative trong các lĩnh vực khác nhau

  • So sánh vai trò Creative trong các loại hình Agency:
    • Creative Agency: tập trung vào ý tưởng lớn (big idea) và sản xuất nội dung.
    • Media Agency: hỗ trợ sáng tạo nội dung phù hợp với các kênh truyền thông.
    • Digital Agency: tối ưu hóa nội dung cho các nền tảng số (social media, programmatic ads, video content).
  • Sự khác biệt về phạm vi công việc giữa các ngành như FMCG, F&B, Tech, hoặc Fashion.

Buổi 2: Hiểu sâu về vị trí Creative trong Agency

1. Vai trò của Creative trong hệ sinh thái Agency

  • Định nghĩa Creative là người tạo ra ý tưởng và sản phẩm truyền thông (conceptual thinker and storyteller).
  • Vai trò chính: xây dựng ý tưởng lớn (big idea), phát triển thông điệp truyền thông (key message development), và sáng tạo nội dung tương tác.

2. Công việc thực tế của một Creative

  • Quy trình làm việc hằng ngày:
    • Nhận brief từ đội Account hoặc Client.
    • Brainstorm ý tưởng cùng team Creative (Art Director, Copywriter, Motion Designer).
    • Phát triển và trình bày concept (concept presentation).
    • Sản xuất nội dung: storyboarding, scriptwriting, design execution.

3. Sự khác biệt giữa Creative tại Agency và Client-side

  • Agency-side: Tập trung vào việc sáng tạo chiến dịch cho nhiều thương hiệu khác nhau.
  • Client-side: Làm việc chuyên sâu cho một thương hiệu, tập trung vào sự nhất quán (brand consistency).

4. Mối quan hệ với các phòng ban khác

  • Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận: Account Team, Planning, Production, Media Buying.
  • Vai trò của Creative trong việc đảm bảo ý tưởng được thực thi đúng định hướng (idea execution alignment).

5. Thách thức trong nghề Creative

  • Áp lực từ thời gian (tight deadlines) và sự sáng tạo liên tục.
  • Đáp ứng kỳ vọng khác nhau giữa Client và nội bộ Agency.
  • Cân bằng giữa ý tưởng táo bạo (bold ideas) và yêu cầu thực tế (feasibility).

6. Kỹ năng cần thiết cho Creative

  • Phần cứng (Hard Skills):
    • Thành thạo các công cụ thiết kế (Adobe Creative Suite, Figma).
    • Viết nội dung và chỉnh sửa kịch bản (scriptwriting, copy editing).
    • Kỹ năng sản xuất video, đồ họa chuyển động (motion graphics, video editing).
  • Phần mềm (Soft Skills):
    • Kỹ năng giao tiếp để bảo vệ ý tưởng (idea pitching).
    • Khả năng lắng nghe và điều chỉnh sáng tạo dựa trên phản hồi (feedback incorporation).

7. Case Study thực tế

  • Phân tích một chiến dịch thành công từ ý tưởng đến thực thi (from concept to completion).
  • Thảo luận nhóm để rút ra bài học và ứng dụng vào thực tế.

Buổi 3: Định hướng và phát triển nghề Creative

1. Kỹ năng cần thiết để thành công

  • Xây dựng Creative Toolkit: các công cụ tư duy sáng tạo, cách làm mood board, và phát triển creative briefs.
  • Bí quyết duy trì sáng tạo: học cách feed your brain qua việc đọc, xem, và trải nghiệm nhiều lĩnh vực.

2. Định hướng phát triển nghề nghiệp

  • Chiều ngang (Lateral Growth):
    • Chuyển sang các vai trò khác như Copywriter, Art Director, hoặc Motion Designer.
  • Chiều dọc (Vertical Growth):
    • Từ Junior Creative lên Senior Creative, Creative Lead, và cuối cùng là Creative Director.

3. Truyền cảm hứng từ hành trình nghề Creative

  • Mentor chia sẻ câu chuyện thực tế: những khoảnh khắc sáng tạo đáng nhớ (creative breakthrough moments) và cách vượt qua khó khăn lớn nhất.
  • Yếu tố “thôi miên” của nghề Creative: khả năng biến ý tưởng thành thực tế, tác động đến cảm xúc người tiêu dùng, và định hình cách thương hiệu được yêu mến.

Thêm một đoạn văn bản ở đây. Nhấp vào ô văn bản để tùy chỉnh nội dung, phong cách phông chữ và màu sắc của đoạn văn của bạn.

Đội Ngũ Giảng Viên

Mentor Phước Thịnh

Senior Planner – Mekong Communications

Mentor Vinh Nguyễn

Senior Account Manager – Mekong Communications

Mentor Thanh Trúc

Strategy Content Manager – EssenceMediacom | GroupM

Mentor Nguyên Khoa

Former Managing Director – Pinpoint Agency

Mentor Hồng Nhung

Marketing Leader – Công ty CP KD và Phát triển Địa Ốc Vietstarland

Mentor Nguyễn Dương

Founder – CAP Mentor – Quán Mèo Thần Tài Giftshop

Giá khóa học

Early bird

Học phí áp dụng khi đăng ký sớm

4.440.000
  •  

Giá gốc

Học phí gốc

6.800.000
  •